Tổng số lượt xem trang

Lờ và Nờ

LỜ VÀ NỜ

Mình có một tật xấu chắc không bỏ được là dị ứng với nói ngọng. Bàn về vấn đề này dễ đụng chạm bởi lập tức sẽ có bác gân cổ lên cãi đùng đùng: “Ừ, quê tôi nói thế đấy, cả thôn, cả xã, cả huyện, cả… tình chứ chằng đùa!!”. Mình cho là quan điểm này cực kỳ bảo thủ, lạc hậu và biết rằng không phải ai cũng đồng thuận nhưng rõ ràng cho là nói ngọng mới đúng chất giọng quê hương , nơi ‘chôn nhau cắt rốn’ của họ dù biết mười mươi là không đúng chuẩn tiếng Việt thì mãi mãi thế hệ sau này vẫn luôn tồn tại một bộ phận không thể nói đúng được tiếng mẹ đẻ chứ chưa nói đến nói chuẩn hay viết chuẩn.

ảnh nói ngọng,chữa nói ngọng


Điều đặc biệt ngạc nhiên là số người nói ngọng phụ âm L-N (nói rõ là chưa bàn đến những từ khác, âm khác, dấu khác) không chỉ nằm ở số người dân lao động phổ thông ở thôn quê mà còn ở một số nhà văn, nhà thơ (thậm chí được mời phỏng vấn về VHNT trên cả một chương trình truyền hình quốc gia!!!), một số cán bộ cấp cao hiện sống và làm việc tại Hà Nội! Mỗi lần thấy họ trả lời trên truyền thông với nỗi khổ chưa phân biệt đâu là “lờ” và “nờ” là bao nhiêu hứng khởi về vấn đề phóng viên đặt ra bỗng nhiên… tụt đi đâu mất tiêu!

Tìm hiểu mới biết, không phải họ bị di truyền bởi gia đình mấy đời nói ngọng như quan niệm cũ cho rằng đó chính là “truyền thống quê hương” mà là do thầy cô, những người trực tiếp giảng dạy họ từ suốt từ những năm cấp 1 cũng chả phân biệt được L và N! huhu. Nói thế nào thì viết thế ấy. Chả khó gì để bắt gặp một đoạn văn viết: “Lày em yêu, lăm lăm rồi mới có núc gặp nại nhau, lói chuyện nâu nâu cho đỡ nhớ” haha.
Bố khỉ cái ngành Sư phạm! Tuyển thầy đi dạy người ta mà còn tuyển người không biết đâu là “nờ” và “lờ” thì tương lai của các cháu quả là đáng báo động khẩn!

11/9/2017
VTH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét